3 kiểu thi công tường, vách bằng tấm nhựa ốp tường trong kiến trúc nội thất

Thi công tấm nhựa ốp tường cho tường, vách ngăn đang được sử dụng ngày một nhiều nhờ tính tiện lợi, không quá cồng kềnh hay mất nhiều thời gian.Trong đó, sàn AnPro đang được ưa chuộng nhiều bởi có những ưu điểm vượt trội. Những nhược điểm như dễ hỏng, thấm nước và chóng nấm mốc gần như được khắc phục hoàn toàn.

Hiện nay, có 3 kiểu thi công tấm ốp nhựa chính được các thợ xây lắp sử dụng, đó là:

  • Thi công tấm ốp nhựa trên bề mặt tường đã trát, mặt phẳng tốt.
  • Thi công tấm ốp nhựa trên vách độc lập ( hệ xương vách độc lập)
  • Thi công tấm ốp nhựa trên tường xây không trát.

Chúng ta sẽ đi vào từng cách thi công để nắm rõ hơn quy trình, cách thức lắp đặt tấm nhựa ốp tường cho tường nhà hay vách ngăn. Đây là những kiến thức được đội ngũ nhân viên và công nhân từ AnPro – thương hiệu tấm nhựa kiến trúc Hi-tech của công ty nhựa An Cường, có nhà máy tại Hải Dương.

1. Thi công tấm ốp nhựa trên tường đã trát, bề mặt đảm bảo về mặt phẳng

Đây là không gian thi công đơn giản nhất, yếu tố mặt bằng phẳng và sạch sẽ, sẵn sàng cho việc ốp các tấm nhựa.

1.1. Chuẩn bị

1.1.1. Dụng cụ

  • Máy khoan bê tông
  • Máy bắt vít bằng điện hoặc pin
  • Máy soi (phay) + mũi tam giác hoặc tròn
  • Máy cắt cầm tay, máy cắt đẩy
  • Máy thuỷ bình điện tử- Laser
  • Máy cắt góc đa năng
  • Máy móc, vật tư phụ: Keo titebond, silicon A100 màu các loại, silicon A500, băng dính 2 mặt, dao rọc giấy, thước tầm, thước góc vuông.

1.1.2. Mặt bằng

  • Mặt bằng sạch, không vướng vật tư, thiết bị thi công của các đơn vị khác.
  • Tất cả các hạng mục âm tường ( cơ điện, mạng, nước …) đã hoàn thành, dây chờ, ống chờ đã đưa đúng vị trí thiết kế.
  • Đã đục tẩy các vị trí dầm, cột, lanh tô lồi lõm. Tẩy sạch các vị trí vữa thừa ở chân tường.
  • Hạng mục trát đã được chủ đầu tư nghiệm thu.
  • Trong quá trình vận chuyển sắp xếp vật tư Anpro trên công trường, yêu cầu sắp xếp gọn gàng tránh ảnh hưởng đến không gian thi công, không gian di chuyển. Để đúng phòng, khu theo chủng loại vật tư.

1.2. Thi công ghép các tấm ốp nhựa

1.2.1. Định vị, tính toán, xác định hướng ghép tấm, vị trí cắt nối

  • Tính toán xác định hướng ghép tấm sao cho thuận tiện thi công nhất. Tính toán để tấm cuối nằm ở các vị trí khuất hoặc nằm ở vị trí trên đố cửa ( chiều cao bé). Tấm cuối là tấm không bắt được hèm khoá, phải cắt phá hèm để dán.
  • Với các bức vách có tranh 3D hoặc hoa tiết hoa văn. Yêu cầu phải xác định tấm cơ sở, chiều ghép để hoa văn, tranh theo theo đúng thiết kế.
  • Trong quá trình định vị yêu cầu tính toán trước công tác cắt tấm cẩn thận để hạn chế tấm vụn nhất có thể. Hao hụt thông thường 10-15%.

1.2.2. Bắt đầu tấm đầu tiên

  • Tấm đầu tiên là tấm định hình cho bức vách. Yêu cầu sử dụng máy laser để căn chỉnh phương đứng tấm, để chiều hèm khoá theo hướng dự định đi tấm.
  • Với các bức vách 2, 3 tầng (chiều cao vách lớn hơn chiều dài tấm, phải ghép chồng)- Yêu cầu định vị ghép 1 hết trục đứng đầu tiên. Mép hèm các tấm trên dưới yêu cầu phải đứng, nằm trên 1 đường thẳng. Dùng máy laser để thi công và kiểm tra.
  • Dùng đinh hoặc keo chuyên dụng (Titebond) để cố định tấm đầu tiên.

1.2.3. Ghép nối các tấm với nhau

  • Sau khi cố định được tấm đầu tiên ta tiến hành lắp ghép tấm tiếp theo. Để nghiêng tấm theo mặt phẳng tấm cũ khoảng 30 độ, cho hèm dương tấm mới vào hết hèm âm tấm cũ theo dọc chiều dài tấm. Sử dụng búa cao su gõ đều từ trên xuống dưới để kín khít khe hèm. Bắt ke chuyên dụng khoá tấm bằng vít mũ chụp. Khoảng cách các ke với nhau 600-700mm, ít nhất 2 ke trên toàn chiều cao mỗi tấm. Ke đầu trên đầu dưới cách trần sàn lớn nhất 100mm.
  • Với các vị trí góc vuông âm và dương (không sử dụng nẹp V) yêu  cầu phải soi và bẻ góc. Sử dụng mũi soi tam giác hoặc mũi soi tròn. Mũi soi được chọn yêu cầu phải đi sâu được hết chiều dày tấm.
  • Căn chỉnh mũi soi, để độ sâu mũi soi đi gần hết chiều dày tấm, để lại từ 0,3mm-0,5mm. Đề nghị soi và bẻ thử trước khi đưa vào soi đại trà. Đề nghị khò nhiệt bằng bình khò gas mini đều trên toàn chiều dài khe soi trong quá trình bẻ để tránh gẫy tấm.

*Lưu ý: Với các tấm ở ô cửa, đề nghị đưa tấm nguyên ghép lên cắt ô cửa sau.

1.2.4. Ghép các tấm cuối

  • Đo chiều rộng tấm cần ghép, cắt tấm dư 1-2mm. Dùng máy chà cắt bỏ một phần thành trong của tấm vị trí nối với hèm của tấm đầu tiên. Chà vát mép, ghép vào bằng silicon, lưu ý căn chỉnh để 2 mép tấm mới cũ phải phẳng. Nếu hở sử dụng silicon màu để defect nhẹ mép nối.

1.3. Công tác nghiệm thu tấm nhựa ốp tường

  • Tuân thủ theo bản vẽ, các trường hợp thay đổi thiết kế phải có biên bản xác nhận 3 bên (đơn vị thi công- giám sát- chủ đầu tư).
  • Bề mặt sau hoàn thiện không bong rách màng vân, bề mặt sạch, không ố, bẩn.
  • Độ thẳng đứng: Kiểm tra bằng máy thuỷ bình điện tử( laser), sai số cho phép trên 2md: 3mm.
  • Độ kín khít ở vị trí ghép nối khe hèm bé hơn 0.2mm
  • Độ kín khít ở vị trí 2 tấm đấu đầu (không sử dụng nẹp T) bé hơn 1mm, hoặc theo tiêu chuẩn đã thống nhất với chủ đầu tư.
  • Với các vị trí bẻ góc âm, dương: Vị trí góc phải sắc đều theo toàn bộ chiều dài bẻ.
  • Công tác vệ sinh, an toàn lao động: Khu vực thi công luôn phải đảm bảo vệ sinh môi trương, vật tư tập kết gọn gàng.

*Lưu ý:

  • Đơn vị thi công trách nhiệm vệ sinh bề mặt tấm, vệ sinh mặt bằng thi công trước khi yêu cầu nghiệm thu.
  • Công tác nghiệm thu phụ thuộc vào tiêu chuẩn do chủ đầu tư, tiêu chuẩn của dự án (Spec) đã thống nhất từ đầu.

2. Thi công tấm ốp nhựa trên tường xây không phẳng, không đảm bảo bắt tấm trực tiếp

Việc thi công sẽ cần thêm bước quan trọng đó là dựng thêm hệ khung xương. Lý do là mặt bằng không phẳng, thẳng sẽ khiến các tấm nhựa không thể kết nối với nhau một cách chắc chắn.

2.1. Chuẩn bị

2.1.1. Dụng cụ

  • Máy khoan bê tông.
  • Máy hàn.
  • Máy bắt vít bằng điện hoặc pin.
  • Máy soi + mũi tam giác hoặc tròn.
  • Máy cắt cầm tay, máy cắt đẩy.
  • Máy thuỷ bình điện tử- Laser
  • Máy cắt góc đa năng
  • Máy móc, vật tư phụ: Keo titebond, silicon A100 màu các loại, silicon A500, băng dính 2 mặt, dao rọc giấy, thước tầm, thước góc vuông.

2.1.2. Mặt bằng

Mặt bằng nhận bàn giao mặt bằng đã đủ các điều kiện để thi công:

  • Mặt bằng sạch, không vướng vật tư, thiết bị của đơn vị thi công khác.
  • Các mảng gạch, vữa, bê tông lanh tô, cột quá phình quá nhiều yêu cầu đơn vị thi công xây dựng thô đục tẩy trước khi nhận mặt bằng.
  • Hệ thống M&E (Cơ điện) đã thi công xong dây chờ, kéo ra đúng vị trí lắp đặt thiết bị về sau.
  • Trong quá trình vận chuyển tập kết vật tư lên mặt bằng yêu cầu sắp xếp theo phòng, theo khu đúng chủng loại, khối lượng. Vật tư sắp xếp gọn gàng tránh ảnh hưởng tới không gian thi công cũng như di chuyển.

2.2. Thi công hàn bắt xương

2.2.1. Định vị

  • Theo bản vẽ thiết kế hoặc theo thống nhất 2 bên.
  • Khoảng cách xương ngang 600 – 700mm (khoảng cách xương ngang phụ thuộc vào chiều dày tấm). Khoảng cách xương đứng 1500 – 2000mm. Xương ngang cách sàn, trần lớn nhất 100mm. Xương đứng khoá 2 đầu hệ khung xương ngang.
  • Lưu ý các vị trí khuôn tranh, các vị trí phải cắt ghép tấm với module bé. Phải bố trí các xương phụ để đỡ các tấm cắt ghép nhỏ về sau.

2.2.2. Thi công khoan râu (ti) thép, hàn bắt hệ khung xương

  • Để đẩy nhanh tiến độ nên hàn khung xương theo từng model theo bản vẽ ở xưởng.
  • Tiến hành bắt cố định hệ khung xương vào tường: đóng các đoạn thép 10×10 chiều dài 100mm, ngàm khoảng 50mm vào tường (khoá cứng). Tại các vị trí giao điểm giữa thanh đứng và thanh ngang. Trên toàn thanh ngang ít nhất 1000mm bắt một râu.
  • Sau khi đã căn chỉnh hệ khung đúng vị trí, đảm bảo mặt phẳng và độ thẳng đứng thì tiến hành chấm hàn cố định hệ khung với râu thép, cắt bỏ phần râu thép thừa.

( thể thay thể râu thép bằng ti thép + nở sắt để phù hợp với điều kiện thi công)

2.2.3. Căn chỉnh

  • Trong suốt quá trình thi công yêu cầu sử dụng thước 2m, laser để kiểm tra mặt phẳng, độ thẳng đứng trước khi cố định hệ vách.
  • Sử dụng laser để kiểm tra các vị trí góc, đầu vách. Yêu cầu thẳng đứng đối với cả 2 phương.
  • Sử dụng thước góc vuông để kiểm tra góc.
  • Mài, sơn chống gỉ các vị trí mối nối.

2.3. Nghiệm thu hệ khung xương

  • Tuân thủ theo bản vẽ, các trường hợp thay đổi thiết kế phải có biên bản xác nhận 3 bên (đơn vị thi công- giám sát- chủ đầu tư)
  • Đảm bảo độ chắc chắn, đặc biệt các vị trí bắt ti, tắc kê lên trần sàn.
  • Sai số của mặt phẳng mặt khi ốp thước 2m: 3mm
  • Đảm bảo độ thẳng đứng, sai số cho phép trên 2m chiều dài: 3mm
  • Góc vuông, sai số cho phép: 2mm/1md.

*Lưu ý:Tiêu chuẩn nghiệm thu phụ thuộc vào tiêu chuẩn của dự án, của chủ đầu đưa ra đã được thống nhất từ đầu.

Tiếp theo, việc thi công tấm ốp nhựa được thực hiện như các bước trong phần 1.2. Thi công ghép các tấm ốp nhựa.

3. Thi công tấm nhựa ốp tường cho vách độc lập (không có tường đỡ)

Công nhân, người thực hiện sẽ phải lắp, tạo dựng một bộ vách độc lập với hệ khung xương. Hoàn thiện nó, chúng ta mới có thể ốp các tấm nhựa lại với nhau.

3.1. Chuẩn bị

3.1.1. Dụng cụ

  • Máy khoan bê tông.
  • Máy hàn.
  • Máy bắt vít bằng điện hoặc pin.
  • Máy soi + mũi tam giác hoặc tròn.
  • Máy cắt cầm tay, máy cắt đẩy.
  • Máy thuỷ bình điện tử- Laser
  • Máy cắt góc đa năng
  • Máy móc, vật tư phụ: Keo titebond, silicon A100 màu các loại, silicon A500, băng dính 2 mặt, dao rọc giấy, thước tầm, thước góc vuông.

3.1.2. Mặt bằng

(mặt bằng nhận bàn giao mặt bằng đã đủ các điều kiện cho thi công)

  • Không vướng vật tư, thiết bị của các đơn vị khác
  • Trong quá trình tập kết vật tư, yêu cầu xếp gọn gàng, vật tư để đúng chủng loại theo phòng, khu
  • Trong quá trình đi xương, kết hợp với bên cơ điện, phòng cháy… để đi dây, ống trước khi bắn tấm.

3.2. Thi công hàn bắt xương

3.2.1. Định vị

  • Theo bản vẽ thiết kế hoặc theo thống nhất 2 bên:
  • Vì hệ vách độc lập: Đề nghị khoảng cách xương đứng: 800-1000mm. Khoảng cách xương ngang 600-700mm. Khoảng cách xương đứng phụ thuộc vào kích thước, tiết diện xương. Khoảng cách xương ngang phụ thuộc vào chiều dày tấm.

3.2.2. Thi công hàn bắt xương

  • Thi công xương thành từng model theo các diện tường ,vách theo bản vẽ thiết kế.
  • Yêu cầu bắt tắc kê, ty ren vào các vị trí neo vách vào trần, sàn.
  • Các mối hàn phải được mài phẳng, quét sơn chống gỉ.

3.2.3. Căn chỉnh

  • Trong suốt quá trình thi công yêu cầu sử dụng thước tầm, laser để kiểm tra mặt phẳng, độ thẳng đứng trước khi cố định hệ vách.
  • Sử dụng laser để kiểm tra các vị trí góc, đầu vách. Yêu cầu thẳng đứng đối với cả 2 phương.
  • Sử dụng thước góc vuông để kiểm tra góc.

Tiếp theo, chúng ta sẽ thực hiện việc ốp tấm nhựa như các bước trong mục 1.2. Thi công ghép các tấm ốp nhựa.

3.3. Công tác nghiệm thu tấm và hệ khung xương

  • Tuân thủ theo bản vẽ, các trường hợp thay đổi thiết kế phải có biên bản xác nhận 3 bên (đơn vị thi công- giám sát- chủ đầu tư)
  • Đơn vị thi công có trách nhiệm vệ sinh bề mặt tấm, vệ sinh mặt bằng thi công trước khi yêu cầu nghiệm thu.
  • Công tác nghiệm thu phụ thuộc vào tiêu chuẩn do chủ đầu tư, tiêu chuẩn của dự án (Spec) đã thống nhất từ đầu.

 

Trên đây là 3 cách thi công tấm nhựa ốp tường cho vách ngăn, tường nhà từ đội ngũ nhân viên, công nhân AnPro đúc kết. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp quý vị và các bạn có thêm kiến thức trong việc xây lắp tấm ốp nhựa cho tường nhà. 

Muốn biết thêm thông tin về tấm nhựa kiến trúc Hi-tech AnPro, quý vị có tham khảo bài viết sau:

Nhãn hiệu AnPro

The post 3 kiểu thi công tường, vách bằng tấm nhựa ốp tường trong kiến trúc nội thất appeared first on AnPro - Nhựa Kiến Trúc Hi-tech.



from AnPro – Nhựa Kiến Trúc Hi-tech https://ift.tt/35TuSIE
via IFTTT

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tấm nhựa ốp tường chống ẩm AnPro

Sai lầm trầm trọng khi nghĩ vật liệu nhựa kiến trúc không đẹp, kém bền